Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.

Join the forum, it's quick and easy

Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.
Spring Airsoft And Friends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ

Go down

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ Empty Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ

Bài gửi by brahweiz Mon Jun 06, 2011 11:25 am

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9012

Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là loại hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là T-88. Mặc dù theo quan sát của các nước phương Tây, T-90 là một mẫu xe tăng hoàn toàn mới, nhưng thật ra nó là bản nâng cấp của xe tăng T-72 và được trang bị một số thiết bị của T-80. Mặc dù chỉ là giải pháp tình thế, T-90 đã nhanh chóng trở thành mẫu tăng chủ lực của quân đội Nga và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-90

Lịch sử ra đời và phát triển

T-72 và T-80 là hai loại xe tăng nổi tiếng của thế giới và là niềm tự hào của bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết. Nhưng kể từ cuối thập niên 80 trở đi, chúng bắt đầu có dấu hiệu lạc hậu và đến thập niên 1990 và 2000, những dấu hiệu lạc hậu đó đã trở nên rõ ràng hơn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng Nga đang trải qua "khủng hoảng xe tăng". Yêu cầu phát triển những mẫu tăng thế hệ mới hơn là cần thiết. Một vấn đề nữa là, trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng sau khi Liên Xô tan rã, Nga không thể cùng một lúc sản xuất 2 loại tăng T-72 và T-80 với năng suất như trước mà chỉ chế tạo cầm chừng với số lượng nhỏ (Omsk Transmask chế tạo 5 chiếc T-80U, Niznyl Tagil chế tạo 15 chiếc T-72, chưa kể một số chiếc khác được chế tạo với mục đích xuất khẩu).

Giới quân sự Nga đã thực hiện một cuộc lựa chọn khó khăn: mẫu tăng mới sẽ dựa trên dòng "số lượng" T-72 hay dòng "chất lượng" T-80 ? Thế rồi cuộc chiến tranh Chesnia đã cho lời giải đáp: các mẫu T-80BV thế hiện cực kỳ kém cỏi trong cuộc chiến[4]. Mặc dù tổn thất của quân Nga phần nhiều là do chiến thuật, do T-80BV không được trang bị đúng mức, và T-72 cũng chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến, nhưng T-80 thể hiện tệ hơn những gì mà giới quân sự Nga dự đoán. Các vấn đề lớn của T-80 vẫn còn đó: chi phí quá cao và động cơ quá ngốn nhiên liệu. Cuối cùng, mẫu T-72 được lấy làm nền tảng nâng cấp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhiều chi tiết kỹ thuật của các mẫu T-80 tân tiến vẫn được áp dụng cho mẫu tăng mới này.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9001

Chiếc xe tăng này mang tên là T-90, nó cũng là loại tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí quân đội Nga, được sản xuất với số lượng nhỏ vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là Obyekt 188 do nhóm thiết kế của Vladimir Ivanovich Potkin nghiên cứu từ năm 1989. Chi tiết hơn, Obyekt 188 là một bản nâng cấp của mẫu tăng thử nghiệm Obyekt 187, đáng tiếc là chiếc 187 không được đưa vào sản xuất đại trà do nên kinh tế của Nga bị khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ. Chiếc T-90 được phát triển bởi Phòng thiết kế Kartsev-Venediktov tại Xưởng Vagonka ở Nizhniy Tagil. Ban đầu nó tên là T-72BU, tức đơn thuần là một bản năng cấp của T-72BM, tuy nhiên sau khi chứng kiến cảnh T-72 bị đập tơi tả trong chiến tranh Iraq 1991 và chiến tranh Chechnya 1992, nó được sửa thành T-90 để không bị ảnh hưởng bởi "tiếng xấu" trên thị trường. Hệ thống điều khiển bắn tân tiến và phức tạp hơn của T-80 cũng được trang bị cho T-90 vì cùng lý do này.

T-90 là một giải pháp tạm thời, trong giai đoạn chờ sự xuất hiện của những chiếc xe tăng tân tiến sản xuất tại Nizhny Tagil và Omsk Transmask vốn bị trì hoãn bởi sự thiếu hụt kinh phí. Lúc đầu được chế tạo nhờ chủ yếu ở giá thành thấp hơn, T-90 có thể vẫn sẽ được sản xuất với số lượng nhỏ giữ dây chuyền sản xuất tiếp tục hoạt động cho tới khi các mẫu thiết kế khác hoàn thành, ví dụ như T-95 và T-80UM2 Black Eagle. Có thể nói T-90 được xem là một bước đệm giữa hai thế hệ xe tăng của Nga.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9003

Mặc dù vậy, T-90 thật sự lại tỏ ra hiệu quả, ít ra là trong con mắt của giới quân sự Nga hiện giờ, đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó là T-80 thể hiện quá yếu kém trong cuộc chiến tranh Chechnya nặm 1992. Tháng 1/1996, lãnh đạo Ban Giám đốc lưc lượng Tăng thiết giáp trực thuộc Bộ Quốc phòng, tướng Alexandre Galkin cho biết T-90 đã được lựa chọn là nòng cốt của lực lượng Tăng thiết giáp Nga. Nhiều kế hoạch được đặt ra nhằm thay thế các mẫu xe tăng cũ bằng những chiếc T-90 tại Quân khu quân sự Viễn Đông. Đến giữa năm 1996 đã có 107 chiếc T-90 được điều tới nơi này. Năm 2007, Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục chuyển giao 60 chiếc T-90A cho quân đội. Và, hai biến thể xuất khẩu của nó T-90S và T-90E, cũng được đánh giá là rất hứa hẹn. Vì vậy, mặc dù T-95 sẽ được trang bị cho quân đội Nga vào năm 2009, T-90 vẫn được xem như là "xương sống" của bộ đội tăng thiết giáp Nga cho đến tận năm 2025. Theo kế hoạch của công ty xuất khẩu vũ khí độc quyền Rosoboronexport của Nga, trong giai đoạn 2020 – 2025 T-90 sẽ là vũ khí chính của quân đội Nga. Đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% trong tổng số tăng của Nga; phần còn lại sẽ là các dòng tăng như T-72, T-80 hoặc loại tăng T-95 hiện đại mà Nga sắp đưa vào sử dụng năm 2009-2010.

Vào năm 2006, có khoảng 1200 chiếc phục vụ trong Quân đoàn xe tăng cận vệ số 5 của Lục quân Nga đóng ở Quân khu Siberia và 7 chiếc phục vụ trong Hải quân Nga[8]. Khoảng 120 chiếc mới được đưa vào hoạt động vào năm 2007 và 300 vào năm 2008[8]. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí, các mẫu T-80 và T-72 cải tiến, như T-80U và T-72BM vẫn tiếp tục được sử dụng song song với T-90 trong vòng vài năm tới dù chúng không còn được nâng cấp nữa

Thông tin kỹ thuật

Có cảm hứng từ T-72, chiếc GPO Uralvagonzavod T-90 là loại tăng hiện đại nhất hiện nay trong quân đội Nga. Về hình dáng quy ước bên ngoài, T-90 có thể hiện sự nâng cấp ở mọi hệ thống, gồm cả súng chính. Lớp bảo vệ thân và tháp pháo cũng hoàn toàn là thế hệ mới. Có thể nói T-90 là một nỗ lực lớn nhằm cải thiện các tính năng của dòng T-72 sao cho vượt tầm của T-80, tuy nhiên về tính cơ động cho đến nay dòng T-80 vẫn hơn.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9004

T-90 vẫn giữ pháo chính nòng trơn loại 125 ly 2A46, bản nâng cấp của kiếu pháo chống tăng Sprut đã từng xuất hiện trên các mẫu T-72 và T-80. Loại pháo này có một đặc điểm tiện lợi là có thể dễ dàng tháo nó ra khỏi xe tăng mà không cần phải gỡ toàn bộ tháp pháo kèm theo. Pháo chính có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, phóng đạn nổ HEAT và đạn ghém HE-FRAG cũng như bom phóng hẹn giờ và tên lửa chống tăng ATGM loại 9M119 Refleks (còn đước biết tới với cái tên AT-11 Sniper cho NATO đặt). Refleks 9M119 là tên lửa có hệ thống dẫn đường bán tự động bằng laser với một đầu nổ lõm (hollow-charge) có khả năng chống lại cả các mục tiêu có vỏ thép bảo vệ dày tới 950 ly và các loại máy bay trực thăng tầm thấp. Tên lửa, có thể lọt vào 700-mm RHAe cho tới 4000 mét, tạo cho T-90 khả năng tấn công và tiêu diệt các loại xe cơ giới khác và máy bay trực thăng trước khi những thứ này kịp tấn công với T-90. Tên lửa có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 100m tới 5-6 cây số và có thể di chuyển tới vị trí xa nhất trong vòng 17,5 giây (trong khi đó hiệu quả của các loại pháo tăng thông thường đã bắt đầu sụt giảm ở khoảng cách 2500m). Chính vì vậy T-90 có tên gọi là tăng hỏa tiễn chứ không phải tăng pháo như thông thường[2]. Trong tương lai, theo thông báo tại Russian Expo Arms-2008 của ông Sergei Maev, lãnh đạo Rosoboronexport, T-90 sẽ còn được trang bị hỏa lực mạnh hơn với loại tên lửa có tầm bắn đạt 6-7 cây số.

Giống như T-64, T-72 và T-80, hệ thống nạp đạn trên T-90 là tự động, thời gian nạp đạn là 4 đến 5 giây cho 1 viên. Ổ quay của hệ thống nạp đạn có thể chứ tối đa 22 viên. Có ý kiến cho rằng hệ thống nạp đạn này đã được cải tiến nhằm phù hợp với các loại đạn mới, thí dụ đạn APFSDS kiểu 3BM-44M. Ngoài ra, hệ thống kích nổ Ainet cũng được lắp đặt trên T-90, để cho kích nổ loại đạn ghém HE-FRAG sau khi nó đi được môt đoạn đường nhất định, quãng đường này quyết định bởi hệ thống đo khoảng cách bằng lade do pháo thủ sử dụng. Hệ thống này giúp làm tăng khả năng chống bộ binh và chống trực thăng của T-90.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9002

Hệ thống kiểm soát bắn bằng máy vi tính và máy quét laser cùng ống ngắm nhiệt Agave của pháo thủ cho phép T-90 chiến đấu với các mục tiêu di động và chiến đấu vào buổi đêm. Hệ thống này bao gồm thiết bị nhìn đêm và ngày PNK-4S/SR AGAT ở khoang của xa trưởng, có khả năng phát hiện ra các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm khoảng từ 700 đến 1100 mét. Các mẫu đầu tiên của T-90 được trang bị hệ thống nhìn TO1-KO1 BURAN nhưng các mẫu về sau (ví dụ T-90S) dùng hệ thống nhìn hồng ngoại ESSA, với camera hồng ngoại CATHERINE-FC sản xuất bởi Thales Optronique, cho phép bắn chính xác mục tiêu trong khoảng 5000-8000m. Vào tháng 8 năm 2007 khoảng 100 camera loại này đã được nhập từ Pháp vào Nga. T-90 cũng được trang bị hệ thống nhìn ngày 1G46 dành cho pháo thủ, bao gồm một thiết bị đo khoảng cách bằng laser, một kênh dẫn hướng cho tên lửa. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm 5-8 cây số. Lái xe sử dụng thiết bị nhìn ngày và đêm TVN-5. Tuy nhiên hệ thống ở thế hệ này có lẽ không có khả năng tương đương với các hệ thống của các đối thủ phương Tây. Chiếc xe tăng cũng được lắp những thiết bị đặt mìn chính xác.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9005

Trang bị vũ khí thứ hai gồm một đại liên đồng trục 7,62 ly PKT và một đại liên Kord 12,7 ly để đối phó với các mục tiêu trên không và trên bộ. Đại liên phòng không Kord có thể được xạ thủ ngắm bắn khi đang ngồi phía trong xe tăng và có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2 cây số. Trên xe tăng có trang bị chừng 300 viên đạn cho khẩu Kord. Đại liên đồng trục có khối lượng 10,5 kg, còn số đạn dược của nó nặng chừng 9,5 kg. Ngoài ra T-90 còn được trang bị súng ngắn và 10 quả lựu đạn F-1 đặt ở phía trong khoang xe.

Giáp trụ và các thiết bị bảo vệ
Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9006

T-90 có hình chiều thấp giống như những tăng thời kỳ đầu của Nga, với một tháp pháo tròn thấp nằm chính giữa thân, nó được trang bị cả hệ thống bảo vệ chủ động và bị động biến T-90 thành chiếc tăng chiến đấu được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Lớp vỏ nghiêng được bao phủ bởi một lớp áo giáp bằng những viên gạch chất nổ (ERA) Kontakt-5 thế hệ hai, giống như phần tháp pháo. Lớp ERA này làm cho tháp pháo có mặt ngoài được tạo góc, với các viên gạch ERA tạo thành một bề ngoài “con trai bắt đạn” (clam shell). Các viên gạch ERA ở mái tháp pháo bảo vệ nó khỏi các vũ khí tấn công từ trên cao. Vỏ giáp bảo vệ của T-90 là giáp thế hệ thứ ba, làm bằng chất liệu composite gồm nhiều lớp kim loại và gốm, được đánh giá là một tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga. Vào năm 1999, một đợt kiểm tra về vỏ giáp của T-90 đã được tiến hành với các loại đạn được thử là RPG, tên lửa chống tăng ATGM và đạn APFSDS. Theo báo cáo, ATGM và APFSDS không thể phá hủy được chiếc T-90 được trang bị thêm gạch ERA Kontakt-5. Và giáp trụ của chiếc tăng này hoàn toàn ưu việt hơn một chiếc tăng T-80U tham gia cùng buổi kiểm tra hôm đó[14]. Nhìn chung giáp trụ của T-90 hoàn toàn có thể chịu được các loại đạn pháo nòng 120 ly thường thấy trên các xe tăng hiện đại phương Tây như M1 Abrams hay Leopard 2, hoặc các loại đạn pháo bắn từ trên xuống nhằm vào phần nóc xe.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9008

T-90 là xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống đo ngăn chặn optronic TShU-1-7 Shtora-1 sản xuất bởi Elektromashina, được thiết kể để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của tên lửa ATGM đang bay đến. T-90 cũng được trang bị một thiết bị cảnh báo laser giúp cảnh bảo kíp lái khi xe đang bị chiếu laser. Shtora-1 là một thiết bị làm nhiễu âm điện quang (electro-optical) làm nhiễu quyền điều khiển đường ngắm (SACLOS) bán tự động tên lửa có điều khiển chống tăng, máy dò laser và máy chỉ thị mục tiêu của kẻ địch. Shtora-1 là một hệ thống tiêu diệt mềm, hay hệ thống trả đũa. Nó hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với một hệ thống tiêu diệt cứng như Arena. Trong Triển lãm quốc phòng quốc tế (IDEX) được tổ chức tại Abu Dhabi năm 1995, hệ thống này được trưng bày với một MBT của Nga.

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9007

Hệ thống Shtora-1 bao gồm bốn thành phần chủ yếu, trạm giao diện điện quang, gồm một đài làm nhiễu âm, một thiết bị điều biến, và thanh điều khiển; một bảng làm nổ lựu đạn ở mỗi bên tháp pháo có thể gây nổ lựu đạn bằng cách phun ra một lớp màn sương; một hệ thống cảnh báo laser với các đầu chính xác và thô (with precision and coarse heads); một hệ thống kiểm soát gồm thanh kiểm soát, thiết bị vi xử lý và thanh điều khiển bằng tay. Thiết bị này xử lý thông tin từ các cảm biến và kích hoạt hệ thống phun màn sương. Hai đèn hồng ngoại, mỗi cái ở một bên của súng chính, sẽ liên tục tục phát ra xung hồng ngoại theo quy tắc để làm nhiễu khi phát hiện có ATGM đang bay tới. Shtora-1 có trường quan sát tới 360 độ theo chiều ngang và từ -5 đến +25 độ theo chiều dọc. Nó có mười hai máy phóng màn sương cân nặng 400 kg. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50—70 mét.

Ngoài T-90, Shtora-1 hiện còn được lắp đặt trên T-80UK, T-80U, T-84 của Uy Kiên. Tuy nhiên T-90 "Bhisma" của Ấn Độ lại không được trang bị Shtora.

Bên cạnh các hệ thống bảo vệ thụ động và chủ động, T-90 cũng được lắp hệ thống bảo vệ sinh-hóa-phóng xạ (NBC) và thiết bị quét mìn KMT.

Trong tương lai, T-90 có thể được trang bị hệ thống thông tin thế hệ mới nhất và cơ cấu điều khiển được tự động hóa hoàn toàn để tiến tới điều khiển xe tăng từ xa.

Tính an toàn
Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9010

Giống như các loại xe tăng khác của Liên Xô trước đây, khả năng sống còn trong các điều kiện trên chiến trường không phải là điểm mạnh của Т-90. Điều này trước hết là do bố cục cực kỳ phức tạp của bộ phận động cơ-truyền động, nên chỗ dành cho các khoang nhiên liệu trong đó đã không còn, chúng phải chuyển phần nào sang buồng tác chiến và một phần vào phần trước của khối này - nơi xác suất bị trúng đạn của đối phương là cao hơn đáng kể. Hơn nữa, trong khi khoang nhiên liệu với các xe tăng của Hoa Kỳ và phương Tây được bố trí trong bộ phận động cơ-truyền động và cách ly với tổ lái, các thùng nhiên liệu của T-90 thì không. Dù vậy, so sánh với các sơ đồ bố trí tương tự, độ bảo vệ của các thùng nhiên liệu trên tăng Т-90 cao hơn khi bị xạ kích từ hướng hai bên hông nhờ các tấm chắn bổ sung bên hông và bảo vệ động lực ở hông của bộ phận điều khiển; tuy rằng vấn đề mức độ nguy hiểm cho tổ lái trong trường hợp bị bắn trúng khoang nhiên liệu vẫn không giảm xuống.

Vấn đề khác của Т-90 là sự bố trí khối đạn dược của nó, cũng nằm trong bộ phận tác chiến và cũng không được cách ly với tổ lái, như thế sự kích nổ nó chắc chắn sẽ dẫn tới việc xe tăng T-90 bị tiêu diệt hoàn toàn. Trên Т-90А vấn đề này đã được giải quyết phần nào nhờ vào các tấm che chắn bổ sung của hệ thống nạp đạn tự động và cách sắp xếp đạn dược bên ngoài nó, tuy nhiên vấn đề về độ an toàn cho tổ lái trong trường hợp sự kích nổ xảy ra vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Tuy vậy, độ hiệu quả của các biện pháp bảo vệ tổ lái được áp dụng trên các xe tăng phương Tây — đưa khối đạn dược vào khoang riêng (theo thông lệ vào phía sau tháp pháo) và được trang bị các tấm giảm nổ cũng bị nghi vấn. Chẳng hạn, các xe tăng M1 Abrams được bảo vệ theo kiểu này trong quá trình chiến đấu cũng đã bị tiêu diệt do sự kích nổ của khối đạn dược — mặc cho sự thoát hơi của các tấm giảm nổ, vụ nổ đủ để tiêu diệt xe tăng[16], mặc dù theo khẳng định của Hoa Kỳ, sơ đồ bố trí này đã thể hiện được độ tin cậy của mình. Đồng thời, theo ý kiến của một số tác giả, sự phân bố của khối đạn dược của T-72 và T-90 theo chiều nằm ngang trên sàn của khối tác chiến và trong khu vực ít bị bị bắn trúng hơn, và trong chiến trận trên thực tế xác suất khoang đạn của T-90 bị kích nổ thấp hơn nhiều khi so sánh với các một mẫu xe tăng của Liên Xô là T-80, trong đó khối đạn dược cũng được bố trí trên sàn của khối tác chiến nhưng theo chiều đứng[18]. Theo một số ý kiến khác thì sự co gọn dung tích của hệ thống nạp đạn tự động khi so với nạp đạn cơ học đã làm tăng số lượng khối đạn dược không cơ giới hóa, được phân bố cao hơn hệ thống nạp đạn tự động và trong một loạt các trường hợp cao hơn tháp pháo, nhanh chóng nâng cao tính dễ bị tổn thương của khối đạn dược[cần dẫn nguồn]. Trên các xe tăng phương Tây giải pháp tiêu chuẩn là sắp xếp khối đạn dược ở phía đuôi phía dưới tháp, cũng dễ bị xạ kích, nhưng cho phép thực hiện các tấm giảm nổ (giải pháp được sao chép trên các xe tăng hậu Xô viết Obyekt 291 và Obyekt 640)

Tính cơ động
Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9013

T-90 có động cơ diesel đa nhiên liệu V-84MS 840 mã lực (618 kW) bốn thì V-12 piston, có thể chạy bằng nhiên liệu T-2, TS-1 kerosene và A-72 benzine. Động cơ này cho tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn, kém đáng kể so với loại T-80U và T-84 (xấp xỉ 26 mã lực/tấn). Về sau, T-90 và các mẫu T-72 mới được trang bị các động cơ mạnh hơn như V-92 950 mã lực và V-96 1100 mã lực, cuối cùng nâng tỷ lệ này lên 20,4 mã lực/tấn và 23,7 mã lực/tấn, mặc dù vẫn còn kém so với T-84. Tuy nhiên, do khối lượng thấp (47 tấn so với 61 tấn của M1 Abrams và 48 tấn của T-84), xe tăng T-90 vẫn đạt được tốc độ đáng kể, có thể ngang ngửa với "xe tăng bay" T-80 và T-84. Đồng thời trục lăn của T-90 rộng hơn T-72B nên nó chịu tải lớn hơn, và vòng sắt của T-90 có thể là loại xích hỗn hợp sắt-cao su hoặc xích sắt có khớp nối đều được[2]. Kíp lái còn có thể chuẩn bị thiết bị lội nước trong 20 phút với chướng ngại nước sâu 5 mét.

Trong tương lai, công suất động cơ của T-90 có thể được nâng lên lên đến 1400 mã lực và vận tốc có thể đạt tới 95 cây số/giờ. Vì vậy T-90 sẽ có vận tốc cao hơn và tính cơ động cũng được tăng cao, thậm chí là vượt hơn các loại tăng có cùng tính năng tương đương của nhiều quốc gia khác

Các biến thể

Có ít nhất ba biến thể khác nhau của T-90. Người Nga xác nhận sự tồn tại của một mẫu dành cho xuất khẩu vào tháng Sáu 1996 với các trang bị và động cơ đã bị biến đổi, và người Nga cũng đã chuẩn bị sản xuất hai kiểu T-90S (hay “C” một số khi dùng khi không dịch tiếng Kirin) và biến thể xe chỉ huy T-90SK. Xe chỉ huy T-90K khác về thiết bị radio và thiết bị lội nước và một hệ thống nổ từ xa Ainet để chống lại đạn HEF

Theo tuyên bố của người đứng đầu Cơ quan đặt hàng quốc phòng liên bang Nga Sergey Maev, trước năm 2020-2025, chính xe tăng T-90 sẽ trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của Lực lượng Vũ trang liên bang Nga. Trước năm 2020, T-90 sẽ chiếm một nửa số xe tăng của Nga, số còn lại sẽ là những mẫu xe tăng cũ (phiên bản của T-72, T-80) và những mẫu xe tăng mới (có thể là T-95 hoặc một loại nào khác)

Xe tăng T90 của Nga - ngang ngửa M1 Abrams của Mĩ T-9011
Cho dù T-90 đầy tiềm năng để tiếp tục hiện đại hóa nhưng Nga vẫn muốn tiếp tục cải tiến nó và đưa ra những yêu cầu dành cho xe tăng mới. Tại Russian Expo Arms-2008, lãnh đạo Rosoboronexport - ông Sergey Maev, thông báo tới đây T-90 sẽ được trang bị loại hỏa lực mạnh hơn với hỏa tiễn có tầm bắn đạt từ 6.000 – 7.000m (hiện nay chỉ số này không vượt quá 5.000m). Xe tăng chiến đấu chủ lực sẽ được trang bị hệ thống thông tin và phương tiện bảo vệ thế hệ mới. Vận tốc tối đa đạt tới 95km/h. Ê-kíp lái sẽ có thể tác chiến 24/24 giờ. Hơn thế nữa, trong tương lai, cơ chế hoạt động sẽ được tự động hóa để tiến tới việc điều khiển tăng từ xa tránh việc gây tổn thất về người
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-95 là “cỗ máy” chiến đấu mới được trang bị vũ khí hoàn toàn khác, động cơ và hệ thống điều khiển hỏa lực, nhận biết mục tiêu và do thám. Ê-kíp tăng chỉ có một người sẽ trực tiếp điều khiển với sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Pháo trên tăng sẽ có cỡ nòng tăng từ 125mm lên 140-155mm. Trong tương lai, không loại trừ khả năng sử dụng cả pháo lazer. Tính đến thời điểm này, vũ khí như trên là quá nặng và cồng kềnh khi lắp đặt trên tăng nhưng việc nghiên cứu vẫn được thực hiện theo khuynh hướng trên.
brahweiz
brahweiz
Tân binh

Tổng số bài viết : 35
Ngày nhập ngũ : 27/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết