Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.

Join the forum, it's quick and easy

Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.
Spring Airsoft And Friends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã

Go down

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã Empty Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã

Bài gửi by brahweiz Mon Jun 06, 2011 10:52 am

1. Xe tăng Panzer I:

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 220px-Pz_II_Neu

Xe tăng Panzer-1 là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ góp phần vào những thiết kế của những loại tăng đời sau, tuy vũ khí hạng nhẹ, giáp tăng khá mỏng nhưng bù lại tốc độ di chuyển của nó nhanh, linh động và tốc độ bắn và quay nòng nhanh.

Panzerkampfwagen I, hay Sonderkraftfahrzeug (SdKfz) 191, được viết tắt là PzKpfw I nhưng được biết nhiều nhất dưới cái tên Panzer I là loại xe tăng hạng nhẹ được sản xuất bởi Đức vào những năm 1930. Ban đầu, Panzer I dự định được sử dụng như một xe tăng huấn luyện cho loại hình “chiến tranh thiết giáp” của quân đội Đức, nó bắt đầu thiết kế vào 1932 và sản xuất hàng loạt vào 1934. Bất chấp dự định ban đầu, Panzer I vẫn được nhìn thấy trong những trận đánh trong Nội chiến Tây Ban Nha, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, và thậm chí ở Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật. Kinh nghiệm thu nhặt trong thời gian Nội chiến Tây Ban Nha đã giúp lính tăng Panzer dễ dàng đánh chiếm Ba Lan vào 1939 và Pháp vào 1940. Bắt đầu vào những năm 41, Panzer I dần tỏ ra già cỗi và không có khả năng chống lại các loại tăng mới trên chiến trường (như BT-7 của Hồng Quân Liên Xô). Nó được thay thế bởi các loại tăng khác được chế tạo dựa trên cùng cơ sở. Panzer I không có gì nổi trội về tính năng chiến đấu nhưng nó là cơ sở để chế tạo ra những loại tăng sau này.

2. Xe tăng Panzer II:
Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 300px-PzIIL.Saumur.000a4p5p

Panzer II là tên gọi của một loại xe tăng hạng nhẹ do Đức Quốc Xã sản xuất và sử dụng trong thế chiến II.Tên chính thức của nó bên tiếng Đức là Panzerkampfwagen II(viết tắt là PzKpfw II).Mặc dù được chỉ thị dừng sản xuất ngay từ những năm 1940-1941 nhưng Panzer II vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch Ba Lan và Pháp.Vào cuối những năm 1942, dây chuyền sản xuất Panzer II đã bị dừng lại nhưng phải đến năm 1943, việc này mới chấm dứt hoàn toàn.Khung tăng của nó được sử dụng cho một vài phương tiện chiến đấu khác trong cuộc chiến.

Lược sử

Vào năm 1934, việc thiết kế Panzer III và Panzer IV bị trì hoãn do các vấn đề thiết kế.Việc chế tạo một loại tăng có tốc độ di chuyển nhanh, vũ khí trung bình, trọng lượng được xếp vào hạng nhẹ được giao cho các nhà máy như Krupp, MAN, Henschel và Daimler-Benz.Bản thiết kế cuối cùng được đưa ra đó chính là Panzer-II, được dựa trên Panzer-I nhưng vũ khí là một khẩu pháo chống tăng 20 mm.Việc sản xuất bắt đầu vào năm 1935, nhưng quy trình tốn thêm 18 tháng để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển và chế tạo nguyên liệu.

Panzer II là loại tăng chiếm số lượng nhiều nhất trong cuộc xâm lược nước Pháp, cho đến khi nó bị thay thế bởi Panzer III vào năm 1940/1941.Về sau, nó được dùng làm xe tăng do thám và thực hiện nhiệm vụ này rất xuất sắc.

Panzer II được quân đội Đức Quốc Xã sử dụng ở mọi chiến dịch như Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy, Bắc Phi và mặt trận phía Đông.Sau khi bị thay thế ở vị trí xe tăng chủ lực, nó được dùng làm xe tăng bảo vệ lãnh thổ, trong nước và luyện tập.Phần khung tăng được dùng làm sườn cho các loại pháo tự hành như Wespe và Marder II.

Thiết kế
Lớp giáp bọc

Panzer II được thiết kế trước cuộc nội chiến Tây Ban Nha vì vậy các kĩ sư thiết kế quên gia cố lớp giáp bọc phần đỉnh tháp pháo, phần giáp sườn và mặt trước-một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của xe tăng trong các trận đấu tăng thời hiện đại.Panzer II chỉ được thiết kế giáp đủ dày để phòng hỏa lực của bộ binh và các đạn pháo cỡ nhỏ.

Panzer II phiên bản A, B và C đều được bọc bằng một lớp giáp sắt đồng nhất với độ dày khoảng 14 mm ở các mặt trước-sườn-sau;dày 10 mm ở phần đỉnh và tháp pháo.Từ phiên bản Ausf.D, lớp giáp này được tăng lên 30 mm.Phiên bản F có lớp giáp trước dày 35 mm và lớp giáp sườn dày 20 mm.

Lớp giáp này có thể bị xuyên thủng bởi một số loại vũ khí như:PCT 45 mm(của quân đội Liên Xô) và canon de 25-47(của quân đội Pháp).

Vũ khí

Hầu hết các phiên bản Panzer II đều được trang bị pháo chính 2 cm KwK 30 55(nòng dài);các phiên bản đời sau sử dụng pháo dài 2 cm KwK 38 L/55-có chức năng tương tự.Khẩu pháo này được thiết kế dựa trên pháo phòng không 2 cm FlaK 30 và có thể bắn được 280 viên đạn/phút-một tỉ số được đánh giá là khá cao.Panzer II còn được trang bị một khẩu 7.92 mm Maschinengewehr 34 lắp trên thanh đồng trục.

Tuy nhiên, khẩu pháo 2 cm lại tỏ ra không hiệu quả lắm đối với nhiều loại tăng của Đồng Minh, có nhiều cuộc thử nghiệm về việc thay thế pháo 2 cm bằng pháo 37 mm nhưng về sau sự thay thế này bị hủy bỏ.Dự án thay thế pháo lại tiếp tục được đặt ra và lần này pháo 2 cm được thay bằng pháo 50 mm nhưng dốt cuộc mọi việc đều chỉ nằm trên các bản vẽ.Nhận thấy không thể thay thế pháo được nữa(do hiện tại người Đức đã bắt đầu phát triển các loại tăng mới hơn), các nhà quân sử đã thay thế loại đạn hiện tại là đạn xuyên giáp nổ bằng đạn lõi vôn-fram cứng, vì chi phí nguyên liệu đắt nên số đạn đó chỉ được sản xuất rất ít.

Về sau, một số bản thiết kế pháo tự hành dựa trên khung Panzer II và lắp pháo 5 cm PaK 38 nhưng vì loại pháo này đã cũ kỹ nên nó được thay bằng pháo 7.62 cm PaK 36(r)-vốn có hiệu quả rất cao.Phiên bản được đem ra sản xuất lắp pháo 7.5 cm PaK 40-có độ chính xác và hỏa lực cao.Các phiên bản pháo tự hành sử dụng khung Panzer II ban đầu lắp pháo 15 cm sIG 33 nhưng về sau lại được thay thế bằng pháo 10.5 cm leFH 18.Tất cả các phiên bản trên đều được lắp súng máy 7.92 mm MG34 để chống hỏa lực bộ binh và phòng không.

Độ linh động

Tất cả các phiên bản Panzer II được sản xuất đều được lắp động cơ 6 xi-lanh Maybach HL 62 TRM(140 mã lực và sử dụng xăng để chạy) và bộ truyền động ZF Friedrichshafen.Các mẫu A, B và C đều có tốc độ tối đa đạt 40 km/h.Mẫu D và E có hệ thống treo Christie và hệ thống truyền động tốt hơn, khiến cho tốc độ tối đa đạt đến 55 km/h nhưng tốc độ di chuyển trên đường đất có vẻ chậm hơn so với các phiên bản đầu nên mẫu F được cải tiến lại bằng hệ thống treo thanh xoắn.Tất cả các phiên bản đều đạt tầm hoạt động khoảng 200 km.
[sửa] Kíp chiến đấu

Panzer II có kíp chiến đấu gồm 3 người.Người lái tăng ngồi phía trước thân.Chỉ huy tăng ngồi ở ghế tháp pháo và có thể ngắm-bắn pháo chính.Người thay đạn(kiêm luôn việc điều khiển radio) ngồi ở trên sàn xe tăng dưới tháp pháo.

Lược sử hoạt động
Trang bị 1936–1945
Sử dụng trong: Nội chiến Tây Ban Nha, Thế chiến II
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế : 1934
Giai đoạn sản xuất : 1935–1943
Số lượng chế tạo : 1,856 (bao gồm cả các bản sửa chữa)
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng : 7.2 tấn
Chiều dài: 4.8 m (15 ft 9 in)
Chiều rộng : 2.2 m (7 ft 3 in)
Chiều cao: 2.0 m (6 ft 7 in)
Kíp chiến đấu : 3
Vũ khí chính : 1 × 2 cm KwK 30 Ausf.A–f
1 × 2 cm KwK 38 Ausf.J–L
Vũ khí phụ 1 × 7.92 mm Maschinengewehr 34
Động cơ : Maybach HL(6 xi-lanh;chạy bằng xăng)
140 hp (105 kW)
Công suất/trọng lượng: 15 hp/tấn
Hệ thống treo: Thanh xoắn
Tầm hoạt động: 200 km (120 mi)
Tốc độ : 40 km/h (25 mph)

3.Xe tăng Panzer III:

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 300px-PzKpfwIIIH.Saumur.000a1y8q

Panzer-III là tên một loại xe tăng hạng trung do Đức phát triển vào năm 1930 và sử dụng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tên kĩ thuật đầy đủ của Panzer III là Panzerkampfwagen III (Pz.Kpfw.III)-dịch sang tiếng anh:"armoured battle vehicle"-tạm dịch:phương tiện chiến đấu bọc thép.Nó được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ bộ binh và tấn công lực lượng thiết giáp quân địch.Đến năm 1941, Panzer-III gặp phải hai đối thủ mới từ Liên Xô, đó chính là T-34 và dòng KV.Hai loại tăng này đều có pháo chính và lớp giáp bọc dày và mạnh hơn rất nhiều so với Panzer-III.Ngay lập tức, Panzer-IV(trang bị pháo chính 7.5 cm KwK 40) ra đời thay thế cho Panzer-III và tiếp đó là Panther.Biến thể cuối cùng của Panzer-III đó chính là phiên bản được trang bị pháo chính 7.5 cm KwK 37 L/24.Việc sản xuất Panzer-III nhằm phục vụ cho chiến trường chính thức kết thúc vào năm 1943, tuy nhiên khung tăng của nó vẫn còn được sản xuất đến tận năm 1944-cung cấp cho pháo tự hành diệt tăng StuG-III.

Lớp giáp bọc

Phiên bản Panzer III Ausf.A đến phiên bản Ausf.C đều có lớp giáp trên đỉnh bằng thép dày 10 mm, phần sau dày 5 mm.Tuy nhiên do lớp giáp bọc này quá mỏng khiến cho việc bảo vệ kíp chiến đấu cũng như xe tăng rất yếu, dẫn đến việc bọc giáp lại phần trước, sườn và phía sau đều dày trên 30 mm.Tất cả các phiên bản Ausf.D.E.F và G đều được thu hồi và bọc giáp lại.Panzer III Ausf.H là phiên bản duy nhất có phần giáp bọc bằng thép tôi lại dày hơn 30 mm ở mặt trước và sau.Ausf.J có lớp giáp bằng kim loại dày 50 mm ở mặt trước, sườn và sau.Các mẫu khác như Ausf.J(1).L và M có lớp giáp dày 20 mm trên đỉnh và phần giữa khung.Sau khi dự án cải thiện phần giáp được hoàn thành, Panzer III có lớp giáp bọc dày nhất thời đó, khiến cho nó rất khó bị xuyên thủng bởi đa phần số pháo tự hành chống tăng của Liên Xô và Đồng Minh.

Vũ khí
Panzer III được trang bị pháo chính 50 mm, 37 mm PaK 36.Vì pháo 50 mm yêu cầu tăng phải có diện tích trống rộng hơn nên phần đai trục nòng tăng được thiết kế to ra, thân tăng được làm rộng hơn. Từ phiên bản Ausf.A đến Ausf.F đều được trang bị pháo chính 3.7 cm KwK 36 L/46.5, tuy nhiên loại pháo này có sức xuyên giáp và công phá rất kém, dẫn đến việc trang bị lại pháo 5 cm KwK 38 L/42 cho các phiên bản Ausf.F và J.Phiên bản Ausf.J(1) và M được lắp pháo 5 cm KwK 39 L/60 dài và mạnh hơn.Phiên bản Ausf J(1) có sức công phá đặc biệt mạnh, điều này đã được thể hiện tại chiến trường Bắc Phi, khi đối đầu với xe tăng Anh, Ausf.J(1) đã dễ dàng loại các loại tăng này ngay lập tức. Vào năm 1942, khi Panzer IV và Panther trở thành hai loại tăng chủ lực của Đức Quốc Xã trên chiến trường thì Panzer III lại trở thành tăng hỗ trợ bộ binh.Nó được trang bị pháo phụ tầm gần 7.5 cm KwK 37 L/24-được dùng trong các phiên bản Panzer IV Ausf.A-F.

Các phiên bản đời đầu đều có trang bị hai súng máy phụ 7.92 mm MG 34 nối bằng trục gần hai pháo chính.Nhưng từ phiên bản Ausf.G trở đi thì số súng phụ giảm xuống chỉ còn một khẩu MG 34 và một thanh đồng trục nối vào thân.

Độ linh động

Panzer III Ausf.A-C đều được trang bị động cơ Maybach HL 108 TR(12 xi lanh;250 mã lực) có thể đạt vận tốc tối đa vào khoảng 35 km/h và hoạt động trong tầm 150 km.Các phiên bản đời sau được trang bị lại động cơ Maybach HL 120 TRM(12 xi lanh;300 mã lực) đều có vận tốc tối đa vào khoảng 40 km/h(còn tuỳ thuộc vào bộ truyền lực, sự hoạt động của tay đòn lực cũng như trọng lượng), và tầm hoạt động tăng thêm 5 km nữa lên 155 km.

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 220px-Panzerkampfwagen_III_%282%29

Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Daimler-Benz
Năm thiết kế 1935-1937
Nhà sản xuất Daimler-Benz
Giai đoạn sản xuất 1939–1943
Số lượng chế tạo 5,774 (bao gồm cả StuG III)
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng 23 tấn
Chiều dài 6.41 m
Chiều rộng 2.90 m
Chiều cao 2.5 m
Kíp chiến đấu 5
Bọc giáp 5-70 mm
Vũ khí chính 1 × 3.7 cm KwK 36 Ausf. A-F
1 × 5 cm KwK 38 Ausf. F-J
1 × 5 cm KwK 39 Ausf. J¹-M
1 × 7.5 cm KwK 37 Ausf. N
Vũ khí phụ 2-3 × 7.92 mm Maschinengewehr 34
Động cơ Maybach HL 120 TRM(12 xi lanh)
300 PS (296 hp, 220 kW)
Công suất/trọng lượng 12 hp/tấn
Hệ thống treo Thanh xoắn
Tầm hoạt động 155 km
Tốc độ 40 km/h (25 mph)-trên đường, 20 km/h (12 mph)-việt dã

4. Xe Tăng Panther(con báo):

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã PantherTankColor

Xe tăng Panther (Con Báo) là tên một loại chiến xa hạng trung phục vụ cho lực lượng Đức Quốc Xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945. Nó được thiết kế ra nhằm thay thế cho Panzer III và IV làm đối trọng với xe tăng T-34 của Liên Xô. Panther đã hoạt động cho đến tận cuối cuộc chiến cùng với Tiger I. Panther là loại tăng có sự phối hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, lớp giáp bọc, động cơ cũng như độ linh hoạt mà không có loại tăng nào trong Đại chiến thế giới có thể sánh bằng. Nó có ảnh hưởng không nhỏ sau chiến tranh mặc dù không được áp dụng vào từng chi tiết. Nhiều nhà sử học quân sự cho rằng Panther là loại xe tăng tốt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vào năm 1944, nó được đặt tên lại là Panzerkampfwagen V Panther và theo tên kĩ thuật là Sd.Kfz. 171. Ngày 27 tháng 2 năm 1944, Quốc trưởng Adolf Hitler đã quyết định bỏ số V ra khỏi tên chính thức của Panther vì muốn tỏ ra đây là một loại tăng mới hoàn toàn.

Trên thực tế, Panther chính là phiên bản tăng được phối hợp từ nhiều các loại tăng khác nhau. Nó có động cơ giống Tiger-I, tuy nhiên pháo chính của Panther có độ xuyên giáp mạnh hơn và giáp trước dày hơn Tiger; Panther có trọng lượng nhẹ hơn nếu tính theo tổng thể và di chuyển nhanh hơn, nó còn có khả năng di chuyển trong các địa hình khác nhau. Điểm yếu nhất của Panther chính là lớp giáp sườn quá mỏng của nó, đặc biệt là các trận đấu tăng trong nội thành và tầm xa. Panther là đối thủ mạnh nhất đối với các loại tăng Xô Viết khi đấu nhau ở tầm gần. Lựu pháo 75 mm của Panther bắn ra loại đạn nhỏ hơn loại đạn mà pháo 88 mm của Tiger bắn, khiến cho độ nổ đạn ít hơn, tạo điều kiện cho bộ binh tiếp cận xe tăng nhưng dù sao pháo 75 mm của Panther vẫn thực hiện nhiệm vụ khá tốt.

Panther có chi phí sản xuất rẻ hơn Tiger I và II nhưng đắt hơn Panzer-IV, nó được thiết kế ra nhằm thay thế Panzer-IV và cân bằng lại mặt trận với các đối thủ tăng Liên Xô. Ngay sau khi được thiết kế, Panther đã cho kết quả rất tốt trên chiến trường và không lâu sau đó được nhân rộng sản xuất nhiều hơn cả Tiger nhưng không bằng Panzer IV. Panther chủ yếu hơn các tăng Liên Xô ở chỗ bộ truyền lực, bộ truyền động bằng xích tạo điều kiện cho Panther có tỉ lệ sản xuất cao và ít tốn thời gian. Ngược lại, hệ thống động cơ với công suất cao và hệ thống treo phức tạp lại làm thời gian sản xuất chậm lại nhưng chúng vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình rất tốt; lớp giáp bọc khá dày và vũ khí cũng rất mạnh. Chính vì vậy Panther có hiệu quả rất nhiều hơn so với Tiger và Panzer-IV. Nhược điểm kĩ thuật duy nhất của nó là bộ phận truyền động bằng xích, mặc dù vấn đề này được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa bao giờ được sửa chữa.

Xe tăng Panther bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1943, khi Đức Quốc Xã cố gắng lấy lại thế cân bằng trên toàn mặt trận. Trong trận vòng cung Kursk, trước khi các vấn đề về bánh răng được sửa chữa, Panther được huy động không nhiều. Sau đó, trên các mặt trận phía Tây và phía Đông từ năm 1943 cho đến cuối cuộc chiến, Panther là một trong những loại tăng chính góp phần bảo vệ lãnh thổ của Đức Quốc Xã, nhưng những thành công của nó thường bị hạn chế do sự thiếu hụt về không quân, nhiên liệu và những kíp chiến đấu được rèn luyện kỹ. Tuy nhiên nó vẫn là một trong những loại xe tăng thành công nhất của người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai với các ưu điểm về kĩ thuật và vũ khí. Phe Đồng Minh và Liên Xô đã phản ứng rất tích cực trước việc người Đức tung ra mẫu tăng này bằng cách thiết kế và đưa vào chiến tranh các loại xe tăng hạng nặng như IS-2 và M26 Pershing.

Thông số kĩ thuật chi tiết

Kíp chiến đấu: 5 người.

Kích thước chung

Chiều dài
Bao gồm pháo chính: 8,66 m.
Không tính pháo chính(chỉ tính thân): 6,87 m.
Chiều rộng
Thân: 3,27 m.
Tính thêm lớp đĩa riềm: 3,42 m.
Chiều cao: 2,99 m.
Trọng lượng chiến đấu (3 dòng chính):
Ausf.D: 43 tấn.
Ausf.A: 45,5 tấn.
Ausf.G: 44,8 tấn (46,58 tấn nếu như lắp thêm bánh sắt).

Tốc độ

Tốc độ di chuyển trên đường: 55 km/h khi hoạt động động cơ ở mức 3.000 vòng/phút (46 km/h khi hoạt động động cơ ở mức 2.500 vòng/phút).
Tầm hoạt động: 200 km.

Độ vượt chướng ngại vật

Chướng ngại vật đặt dọc: 0,9 m.
Hầm-rãnh: 1,9 m.
Chướng ngại vật đặt trước: 1,7 m.

Hệ thống treo và xích

Kiểu: hệ thống thanh xoắn đôi.
Thiết bị giảm rung: tay đòn di động 2 và 7 ở mỗi bên.
Kiểu xích: xích đôi Kgs 64/660/150 hướng giữa.
Chiều rộng của xích: 660 mm.
Chiều dài vùng tiếp xúc: 3,92 m.
Số mắt xích: 86.
Áp lực đất: 0,88 kg/cm².

Động cơ và hệ truyền động

Động cơ: Maybach HL 230 P30 V-12 (cơ cấu hoạt động: 4 kì, hệ thống đốt trong).
Dung tích: 23.095 l.
Hệ số nén: 6.8:1.
Nhiên liệu: gas, 74 C8H18.
Công suất: 700 PS khi đạt 3.000 vòng/phút, 600 PS khi đạt 2.500 vòng/phút.
Mức tiêu thụ nhiên liệu: 3,5 l/km.
Dung lượng nhiên liệu: 720 l.
Bộ truyền động: ZF AK 7-200 (hoạt động dựa trên cơ cấu đồng tốc).
Hộp tốc độ: 7 số tiến và 1 số lùi.
Hệ thống lái: bộ tiến hợp có phanh 1 vòng bánh kính do MAN sản xuất.
Bộ tiến hợp chính: Fichtel & Sachs LAG 3/70H.
Tỉ số lái: 1:1.5.

Vũ khí

Pháo chính: 7.5 cm Kwk 42 L/70.
Cơ chế khóa nòng: bán tự động.
Góc quay ngang: 360 độ-24 độ/giây.
Góc nâng: +18°/-8°.
Lượng đạn pháo chứa được: 79; Ausf. G: 82.
Thiết bị ngắm chính: Leitz TZF 12; Ausf. A và G: TZF 12a.
Độ phóng đại: 2.5×/5×.
Tầm nhìn: 28°/14°.
Thiết bị điện đàm:
Máy nhận/truyền Fu 5.
Máy nhận Fu 2.

Lớp giáp bọc

Mặt trước của thân, phần dưới: 60 mm tại một góc 35 độ; phần trên: 80 mm tại một góc 35 độ.
Phần bên của thân (mặt bên), phần dưới: 40 mm tại một góc 90 độ; phần trên: 40 mm tại một góc 50 độ; Ausf.G: dày 50 mm tại một góc 60 độ.
Phần sau của thân: dày 40 mm tại một góc 60 độ.
Phần trước của tháp pháo: dày 80 mm tại một góc 78 độ; Ausf.A: dày 110 mm tại một góc 78 độ; Ausf.G: dày 100 mm tại một góc 80 độ.
Mặt bên của tháp pháo: dày 45 mm tại một góc 65 độ.
Phần sau của tháp pháo: dày 45 mm tại một góc 65 độ.
Phần đỉnh của tháp pháo: dày 15 mm tại một góc 5 độ; Ausf.G: dày 30 mm tại một góc 5 độ.
Phần khiên đỡ của pháo chính: dày 120 mm.

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 300px-1panther_yb_Giovanni_Paulli

5. Xe tăng Tiger I:

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 300px-TigerITankTunis

Tiger I là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Thế chiến II, được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là chiếc T-34 và KV-1. Thiết kế của Tiger I trao cho Wehrmacht chiếc tăng đầu tiên có pháo lên tới 88mm, vốn trước đó đã chứng minh tính hiệu quả trong việc chống lại cả máy bay và xe tăng. Trong quá trình cuộc chiến, Tiger I đã tham chiến trên tất cả các mặt trận của người Đức. Nó thường được triển khai thành các tiểu đoàn xe tăng độc lập, với sức mạnh khá lớn.

Tuy Tiger I là đối thủ đáng sợ của nhiều xe tăng đối phương, nhưng nó quá phức tạp, đắt đỏ và mất nhiều thời gian để chế tạo. Chỉ 1,347 chiếc được chế tạo từ tháng 8 năm 1942 tới tháng 8 năm 1944. Tiger thường gặp hỏng hóc kỹ thuật và vào năm 1944, việc sản xuất bị ngừng lại để nhường chỗ cho loại Tiger II.

Chiếc xe tăng được đặt tên hiệu Tiger bởi Ferdinand Porsche, và số đếm La Mã được thêm vào sau khi loại Tiger II đi vào sản xuất. Tên định danh chính thức ban đầu của Đức là Panzerkampfwagen VI Ausführung H (‘Panzer VI phiên bản H’, viết tắt PzKpfw VI Ausf. H), nhưng chiếc xe tăng được đổi tên lại thành PzKpfw VI Ausf. E vào tháng 3 năm 1943. Nó cũng có tên định danh kiểm kê là SdKfz 181.

Ngày nay chỉ còn khoảng mười chiếc Tiger I còn lại trong các bảo tàng và nơi triển lãm trên khắp thế giới. Có lẽ phiên bản đáng chú ý nhất là chiếc Tiger 131tại Bảo tàng Xe tăng Bovington, hiện là chiếc duy nhất được bảo quản ở điều kiện có thể hoạt động.

Thiết kế

Tiger khác biệt so với những chiếc xe tăng thời kỳ đầu của Đức chủ yếu trong triết lý thiết kế của nó. Những chiếc xe tăng thời trước có độ cân bằng giữa tính cơ động, bảo vệ và hoả lực, và thỉnh thoảng có hoả lực kém hơn các đối thủ.

Tiger I thể hiện một cách tiếp cận mới nhấn mạnh trên hoả lực và giáp bảo vệ với cái giá là độ cơ động. Các cuộc nghiên cứu thiết kế cho một chiếc xe tăng hạng nặng mới đã bắt đầu năm 1937, mà không có bất kỳ kế hoạch sản xuất nào. Động lực mới cho loại Tiger chính là từ chất lượng của những chiếc T-34 Liên xô mà quân đội Đức gặp phải năm 1941. Dù thiết kế chung và cách bố trí hầu như tương tự như chiếc xe tăng hạng trung trước đó là Panzer IV, Tiger nặng hơn gấp đôi. Điều này bởi lớp vỏ giáp rất dày, súng chính lớn hơn và cùng với đó là dung tích nhiên liệu cùng trọng lượng đạn dược, động cơ lớn hơn, và hệ thống treo và chuyển động chắc chắn hơn.
Giáp

Tiger I có lớp vỏ giáp phía trước dày tới 100mm và giáp tháp pháo trước tới 120mm, so với 80mm ở giáp trước và 50mm ở giáp tháp pháo trước của những model Panzer IV cùng thời. Nó cũng có các tấm vỏ thân dày tới 60mm và lớp giáp 80 mm ở cạnh và phía sau siêu cấu trúc, hai bên tháp pháo và phía sau là 80 mm. Lớp giáp phía trên và phía dưới dày 25mm, từ tháng 3 năm 1944 mái tháp pháo được tăng chiều dày lên tới 40. Các tấm giáp phần lớn là phẳng, với kiểu kết cấu cài. Các điểm nối giáp có chất lượng rất tốt, được dập hay hàn vào nhau chứ không phải bằng cách tán rivet.

Pháo

Cơ cấu khoá và khai hoả được lấy từ loại súng phòng không lưỡng dụng nổi tiếng "88" của Đức. Súng 88 mm Kwk 36 L/56 là biến thể được lựa chọn cho chiếc Tiger và, cùng với loại 88 mm Kwk 43 L/71 của Tiger II, là một trong những loại súng có hoả lực đáng sợ và hiệu quả nhất trong Thế chiến II. Pháo của Tiger có kính ngắm Zeiss Turmzielfernrohr TZF 9b với đường đạn rất thẳng và chính xác (sau này được thay thế bằng kính ngắm một mắt TZF 9c). Trong những cuộc thử nghiệm bắn thời chiến của Anh, súng đạt năm lần bắn trúng liên tiếp vào một mục tiêu 16x18 in từ khoảng cách 1200 yard. Những chiếc Tiger được báo cáo đã hạ các xe tăng đối thủ từ những khoảng cách xa hơn 1 dặm, mặc dù hầu hết các trận đánh trong Thế chiến II đều diễn ra ở những khoảng cách thấp hơn thế nhiều.

Các loại đạn được sử dụng
PzGr.39 (Armour Piercing Capped Ballistic Cap)
PzGr.40 (Armour Piercing Composite Rigid)
Hl. Gr.39 (High Explosive Anti-Tank)
Sch Sprgr. Patr. L/4.5 (Incendiary Shrapnel)

Tính cơ động

Xe tăng Tiger quá nặng với hầu hết các cây cầu, vì thế nó được thiết kế để có thể đi qua nơi nước sâu bốn mét. Điều này đòi hỏi những cơ cấu phức tạp để thông gió và làm mát khi nó đang lội nước. Ít nhất nó cần 30 phút để chuẩn bị lắp đặt, tháp pháo và pháo đoợc bịt lại ở phía trước, và một ống thông hơi lớn được dựng lên ở phía sau. Chỉ 495 chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống lội nước này; tất cả các model sau đó đều chỉ có khả năng lội qua hai mét nước.

Phía sau xe là một khoang động cơ với hai khoang khác ở bên cạnh, mỗi khoang này có có bình nhiên liệu, hệ thống tản nhiệt, và các quạt gió. Động cơ xăng là loại 12-xi lanh Maybach HL 210 P45 21 lít (1282 cuin) với 650 PS (641 hp, 478 kW). Dù là một động cơ tốt, nó vẫn chưa đủ khoẻ cho chiếc xe. Từ chiếc Tiger số 250 trở đi, nó được thay thế bằng loại HL 230 P45 (23 lít/1410 cuin) nâng cấp với 700 PS (690 hp, 515 kW). Động cơ hình chữ Vi với hai hàng xi lanh 60 độ. Một bộ phận khởi động quán tính được lắp phía bên phải, dẫn động thông qua các cơ cấu xích qua một cổng ở phía sau xe. Động cơ có thể được nhấc ra qua một cửa sập trên mái thân.

Động cơ dẫn động các bánh xích phía trước, được lắp đặt khá thấp. Tháp pháo mười một tấn có một động cơ thuỷ lực được dẫn động bởi năng lượng lấy từ động cơ. Một vòng quay 360 độ mất khoảng một phút. Hệ thống treo dùng mười sáu thanh lò xo, với tám lò xo treo mỗi phía. Có ba bánh xe trên mỗi tay lò xo, khiến chiếc xe tăng có khả năng băng đồng tốt. Các bánh xe có đường kính 800mm và được gối và chen lẫn nhau. Việc thay thế một bánh phía trong đã mất lớp vỏ (thường xuyên xảy ra) cũng đòi hỏi phải tháo dỡ nhiều chiếc phía ngoài. Các bánh xe cũng có thể bị kẹt bởi bùn hay tuyết đóng băng. Cuối cùng, một thiết kế bánh xe 'thép' mới, rất giống các bánh xe trên Tiger II, với một lớp vỏ phía trong được thay thế, khiến giống như chiếc Tiger II, chỉ gối mà không chen.
Hai chiếc Tiger thuộc Tiểu đoàn số 504 bị kẹt không thể thoát trong một thung lũng. Tiểu đoàn này đã thiệt hại sáu chiếc khi di chuyển trong sáu ngày khi hành quân ở Italia tháng 9 năm 1944.

Để đỡ trọng lượng quá lớn của chiếc Tiger, hai bánh xích có cỡ rộng chưa từng thấy là 725mm. Để đáp ứng các giới hạn về trọng lượng vận chuyển trên đường sắt, hàng bánh phía ngoài phải bỏ đi và một loại bánh xích đặc biệt 520mm dùng trong vận chuyển được lắp vào. Với một kíp lái tốt, việc thay xích mất 20 phút.
Tiger I được tời kéo bởi 2 chiếc Sd.Kfz. 9

Một đặc điểm mới khác là hộp số điều khiển thuỷ lực Maybach-Olvar và hệ thống truyền động bán tự động. Trọng lượng quá nặng của chiếc xe tăng cũng đòi hỏi một hệ thống lái mới. Thay cho các thiết kế khớp ly hợp và phanh của những loại xe nhẹ hơn, một biến thể của hệ thống bán kính đơn Merritt-Brown của Anh được sử dụng. Hệ thống lái của chiếc Tiger là kiểu bán kính đôi, có nghĩa là hai bán kính quay cố định khác biệt có thể được thực hiện ở mỗi số; bán kính nhỏ nhất ở số một là bốn mét. Bởi chiếc xe có hộp số tám số, nên nó có mười sáu bán kính quay khác nhau. Nếu cần có một bán kính quay nhỏ hơn, chiếc xe tăng có thể quay bằng cách sử dụng phanh. Hệ thống lái dễ sử dụng và là tiến bộ so với thời kỳ đó. Tuy nhiên, các đặc điểm di chuyển của xe tăng vẫn còn nhiều điều đáng tiếc. Khi được dùng để tời kéo một chiếc Tiger hỏng, động cơ thường quá nóng và thỉnh thoảng khiến hỏng động cơ hay động cơ bốc cháy, vì thế các xe tăng Tiger bị quy định cấm tời kéo những đồng đội đang bị hỏng hóc. Bánh xe thấp hạn chế tầm vượt vật cản. Các bánh xích cũng có khuynh hướng trượt ngoài bánh xe, dẫn tới xe không thể chuyển động. Nếu xích bị trượt và xe bị kẹt, thường cần tới hai chiếc Tiger để kéo chiếc bị hỏng. Bánh xích bị kẹt cũng là một vấn đề lớn, vì độ căng lớn, thỉnh thoảng nó không thể nhả xích bằng cách bỏ các chốt xích. Thỉnh thoảng nó đơn giản là bật tung ra với một tiếng nổ. Xe kéo cứu chữa tiêu chuẩn của Đức Famo không thể kéo được Tiger; thông thường cần tới ba xe này để kéo một chiếc Tiger.

Khoang kíp lái

Bố trí bên trong đúng theo kiểu các xe tăng của Đức. Phía trước là một khoang kíp lái mở, với lái xe và điện đài viên ngồi phía trước bên cạnh nhau ở hai phía của hộp số. Phía sau họ sàn tháp pháo bị bao quanh bởi các thanh tạo thành một bề mặt liên tục. Điều này giúp người nạp đạn dễ thao tác lấy đạn, chủ yếu được xếp trên các bánh xích. Hai người ngồi trong tháp pháo; pháo thủ phía trái súng, và chỉ huy phía sau anh ta. Cũng có một ghế gấp cho người nạp đạn. Tháp pháo có một sàn hình tròn và khoảng không cao 157 cm.

Chi phí

Một vấn đề lớn với Tiger là chi phí sản xuất rất cao của nó. Trong thế chiến II, hơn 40,000 chiếc Sherman của Mỹ và 58,000 chiếc T-34 của Liên xô đã được chế tạo, so với 1,347 chiếc Tiger I và 492[8] chiếc Tiger II. Các mẫu thiết kế của Đức thường tốn kém về các tiêu chí thời gian, nguyên liệu và Reichsmark, Tiger I có chi phí đắt gấp hai một chiếc Panzer IV cùng thời và gấp bốn một khẩu pháo tấn công StuG III.[9] Đối thủ gần giống nhất của Tiger từ Hoa Kỳ là M26 Pershing (khoảng 200 chiếc đã được triển khai trong chiến tranh) và IS-2 từ Liên xô (khoảng 3,800 chiếc đã được chế tạo trong chiến tranh).

Lược sử hoạt động
Trang bị 1942–1945
Sử dụng trong Thế chiến II
Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Henschel & Son
Năm thiết kế 1942
Giai đoạn sản xuất 1942–1945
Số lượng chế tạo 1.355[1]
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng 56.9 tấn
Chiều dài 8.45 m (cả nòng)
Chiều rộng 3.55 m
Chiều cao 3.0 m
Kíp chiến đấu 5
Bọc giáp 25–110 mm
Vũ khí chính 1× 8.8 cm KwK 36 L/56
92 viên
Vũ khí phụ 2× 7.92 mm Maschinengewehr 34
4.800 viên
Động cơ Maybach HL230 P45 (V-12 petrol)
700 PS (690.4 hp, 514.8 kW)
Công suất/trọng lượng 12.3 PS/tấn
Hệ thống treo lò xo
Tầm hoạt động 110-195 km
Tốc độ 38 km/h (23.6 mph)

6. Xe tăng Tiger II:

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 300px-Bovington_Tiger_II_grey_bg

Tiger II là tên thường gọi của một loại xe tăng hạng nặng Đức trong Thế chiến II. Tên định danh chính thức của Đức là Panzerkampfwagen Tiger Ausf. B [notes 1], thường được gọi tắt là Tiger B, với tên định danh lưu trữ Sd.Kfz. 182.[6] Nó cũng thường được biết đến với cái tên không chính thức Königstiger (tên tiếng Đức cho "hổ Bengal"), thường được người Mỹ dịch là King Tiger, và Anh Quốc là Royal Tiger.

Thiết kế theo cùng ý tưởng như Tiger I, nhưng được dự định để có tính năng cao hơn. Tiger II kết hợp giáp dày của Tiger I cùng với giáp nghiêng của Panther. Chiếc xe tăng nặng gần bảy mươi mốt tấn, được bảo vệ bởi giáp phía trước dày 100 đến 180 mm (3,9 đến 7,1 in), và được trang bị pháo 8.8 cm Kampfwagenkanone 43 L/71. Thân tăng cũng là cơ sở cho loại phương tiện chống tăng không tháp pháo Jagdtiger.

Thiết kế

Henschel giành được hợp đồng, và tất cả những chiếc Tiger II đều được sản xuất bởi công ty này. Hai thiết kế tháp pháo được sử dụng trong sản xuất. Thiết kế ban đầu thỉnh thoảng bị gọi nhầm là tháp pháo "Porsche" bởi mọi người tin nó do Porsche thiết kế cho nguyên mẫu của họ; trên thực tế nó là thiết kế ban đầu của Krupp cho cả hai nguyên mẫu. Tháp pháo này có mặt trước tròn và hai bên có độ dốc lớn, với một chỗ phồng nghiêng rất khó chế tạo ở phía trái tháp pháo để lấy không gian cho vòm của chỉ huy. Năm mươi tháp pháo ban đầu đã được lắp đặt trên các thân vỏ của Henschel và được sử dụng trong chiến đấu. Tháp pháo "sản xuất" thường thấy hơn, thỉnh thoảng được gọi là tháp pháo "Henschel", đã được đơn giản hoá với một bề mặt trước phẳng và dày hơn rất nhiều, không có khoang bắn (được tạo ra bởi bề mặt nghiêng của tháp pháo ban đầu), các cạnh bên ít nghiêng hơn, và không có chỗ phồng làm vòm cho chỉ huy.

Các tháp pháo được thiết kế để mang súng 8.8 cm KwK 43 L/71. Cộng với kính ngắm một mắt Turmzielfernrohr 9d (TZF 9d—kính ngắm viễn vọng tháp pháo) (với toàn bộ nhưng chỉ một số ít Tiger II thời kỳ đầu sử dụng), nó là một vũ khí rất chính xác và chết người. Trong thử nghiệm, khả năng chính xác ước tính của viên đạn đầu tiên vào một mục tiêu cao 2m, rộng 2.5m chỉ dưới 100% ngoài tầm 1000m, ở mức 95–97% ở 1500m và 85–87% ở 2000m, tuỳ thuộc vào kiểu đạn. Tính năng chiến đấu được ghi nhận kém hơn, nhưng vẫn trên mức 80% ở khoảng cách 1,000 m, ở mức 60% ở 1,500 m và 40% ở khoảng cách 2,000 m. Khả năng xuyên tấm giáp nghiêng 30% là 202 và 132mm ở khoảng cách 100 và 2000m với đạn phóng Panzergranate 39/43 (PzGr—bắn xuyên giáp), và 238 và 153mm với đạn phóng PzGr. 40/44 trong cùng khoảng cách. Đạn có đương lượng nổ cao Sprenggranate 43 (SpGr) có thể được sử dụng cho các mục tiêu mềm, hay Hohlgranate hay Hohlgeschoss 39 (HlGr—HEAT hay đạn đầu đạn chống tăng đương lượng nổ cao), có khả năng xuyên giáp 90mm ở bất kỳ khoảng cách nào có thể được sử dụng như đạn lưỡng dụng chống lại các mục tiêu mềm hay giáp thép.

Tốc độ quay tháp pháo nhanh có được nhờ động cơ thuỷ lực kết nối với động cơ chính; một vòng xoay tròn có thể được thực hiện trong mười chín giây khi động cơ ở chế độ chờ, và trong vòng mười giây nếu động cơ ở tốc độ hoạt động tối đa cho phép. Việc di chuyển tháp pháo bằng động cơ được dùng để nhanh chóng đưa mục tiêu vào trong tầm ngắm của súng, nhưng những điều chỉnh thêm khi di chuyển và nâng nòng súng được thực hiện bằng bánh tay quay của pháo thủ. Nếu mất động cơ, tháp pháo có thể di chuyển chậm bằng tay, được hỗ trợ bởi người nạp đạn cũng có một bánh xe quay khác.
The overhanging rear face of a large tank, two laterally spaced exhaust pipes protrude from mountings, pointing upwards, curving away from the vehicle at their ends.
Góc nhìn từ phía sau với hai ống xả khí.

Như mọi xe tăng của Đức, nó có một động cơ xăng, trong trường hợp này là loại 700 PS (690 hp, 515 kW) V-12 Maybach HL 230 P30 tương tự như động cơ dùng cho loại Panther và Tiger I nhẹ hơn. Tiger II có động cơ yếu, giống nhiều loại xe tặng hạng nặng khác trong Thế chiến II, và tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu, vốn luôn thiếu thốn với người Đức. Bộ truyền động là Maybach OLVAR EG 40 12 16 Model B, với tám số tiến và bốn số lùi, điều khiển các bánh xe xích. Đây là Henschel L 801, một thiết kế bán kính kép vốn rất dễ hư hỏng. Thanh xoắn treo ngang đỡ thân vỏ, và chín bánh xe chồng 800mm có vỏ cao su lăn trong xích mỗi bên.

Giống như Tiger I, mỗi chiếc xe được xuất xưởng với hai bộ xích: một bộ thường là "xích chiến đấu" và một bộ hẹp hơn là xích "di chuyển" được dùng khi xe được vận chuyển bằng tàu hoả. Các bộ xích di chuyển làm giảm tổng chiều rộng của xe và có thể được sử dụng để xe đi qua các khoảng cách ngắn trên mặt đất cứng. Tổ lái sẽ phải thay xích chiến đấu càng sớm càng tốt khi xe được hoàn thành vận chuyển. Áp lực trên mặt đất là 0.76 kg/cm2 (10.8 psi).

Sản xuất

Tiger II được phát triển muộn trong cuộc chiến và được sản xuất với số lượng khá nhỏ - 1,500 chiếc Tiger II đã được đặt hàng, nhưng việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn bởi những cuộc ném bom của Đồng Minh. Trong số những cuộc ném bom đó, năm phi vụ trong khoảng thời gian 22 tháng 9 và 7 tháng 10 năm 1944 đã phá huỷ 95% diện tích sàn của nhà máy Henschel. Ước tính việc này đã làm thiệt hại sản xuất khoảng 657 chiếc Tiger II. Chỉ 492 chiếc đã được chế tạo: 1 năm 1943, 379 năm 1944, và 112 năm 1945. Việc sản xuất đầy đủ bắt đầu từ giữa năm 1944 tới cuối cuộc chiến.

Tiger II là một cơ sở cho một biến thể sản xuất, chiếc Jagdtiger, và một xe thiết giáp tự hành Grille 17/21/30/42 lắp đặt các loại súng lớn nhưng chưa bao giờ tiến tới giai đoạn sản xuất.

Lược sử hoạt động
Trang bị 1944–1945
Sử dụng trong Thế chiến II
Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Henschel & Son / Krupp (tháp pháo)
Năm thiết kế 1943
Nhà sản xuất Henschel & Son / Krupp (tháp pháo)
Giai đoạn sản xuất 1943–1945
Số lượng chế tạo 492
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng 68.5t (tháp pháo thời kỳ đầu)
69.8t (tháp pháo sản xuất)
Chiều dài 6.4m
10.286m với súng chĩa phía trước
Chiều rộng 3.755m
Chiều cao 3.09m
Kíp chiến đấu 5 (chỉ huy, pháo thủ, người nạp đạn, người điều khiển radio, lái xe)
Bọc giáp 25–180mm
Vũ khí chính 1× 8.8 cm KwK 43 L/71
tháp "Porsche": 80 viên
Tháp pháo sản xuất: 86 viên
Vũ khí phụ 2× 7.92 mm Maschinengewehr 34
5,850 viên
Động cơ V-12 Maybach HL 230 P30 xăng
700 PS (690 hp, 515 kW)
Công suất/trọng lượng 10 PS/tấn (8.97 hp/tấn)
Hệ truyền động Maybach OLVAR EG 40 12 16 B (8 trước và 4 đảo chiều)
Hệ thống treo lò xo xoắn
Khoảng sáng gầm 500mm
Sức chứa nhiên liệu 860l
Tầm hoạt động Trên đường: 170km
Việt dã: 120km
Tốc độ Tối đa, trên đường: 41.5km/h
Duy trì, trên đường: 38km/h
Việt dã: 15 - 20km/h

Các dòng xe tăng của Đức Quốc Xã 220px-PanzerVI_TigerII_Porsche1
brahweiz
brahweiz
Tân binh

Tổng số bài viết : 35
Ngày nhập ngũ : 27/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết