Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.

Join the forum, it's quick and easy

Spring Airsoft And Friends
Nếu đây là lần đầu tiên vào diễn đàn của bạn, bạn cần phải đăng kí làm thành viên để được hưởng hết quyền lợi của diễn đàn.

Những điều cần biết về nội quy của diễn đàn tại đây.

Những thiết lập cơ bản khi sử dụng diễn đàn tại đây.
Spring Airsoft And Friends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh

3 posters

Go down

Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Empty Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh

Bài gửi by snowangel27 Tue Jun 07, 2011 5:51 pm

Xe tăng Panther (Con Báo) là tên một loại chiến xa hạng trung phục vụ cho lực lượng Đức Quốc Xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945. Nó được thiết kế ra nhằm thay thế cho Panzer III và IV làm đối trọng với xe tăng T-34 của Liên Xô. Panther đã hoạt động cho đến tận cuối cuộc chiến cùng với Tiger I. Panther là loại tăng có sự phối hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, lớp giáp bọc, động cơ cũng như độ linh hoạt mà không có loại tăng nào trong Đại chiến thế giới có thể sánh bằng. Nó có ảnh hưởng không nhỏ sau chiến tranh mặc dù không được áp dụng vào từng chi tiết. Nhiều nhà sử học quân sự cho rằng Panther là loại xe tăng tốt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Vào năm 1944, nó được đặt tên lại là Panzerkampfwagen V Panther và theo tên kĩ thuật là Sd.Kfz. 171. Ngày 27 tháng 2 năm 1944, Quốc trưởng Adolf Hitler đã quyết định bỏ số V ra khỏi tên chính thức của Panther vì muốn tỏ ra đây là một loại tăng mới hoàn toàn.

Trên thực tế, Panther chính là phiên bản tăng được phối hợp từ nhiều các loại tăng khác nhau. Nó có động cơ giống Tiger-I, tuy nhiên pháo chính của Panther có độ xuyên giáp mạnh hơn và giáp trước dày hơn Tiger; Panther có trọng lượng nhẹ hơn nếu tính theo tổng thể và di chuyển nhanh hơn, nó còn có khả năng di chuyển trong các địa hình khác nhau. Điểm yếu nhất của Panther chính là lớp giáp sườn quá mỏng của nó, đặc biệt là các trận đấu tăng trong nội thành và tầm xa. Panther là đối thủ mạnh nhất đối với các loại tăng Xô Viết khi đấu nhau ở tầm gần. Lựu pháo 75 mm của Panther bắn ra loại đạn nhỏ hơn loại đạn mà pháo 88 mm của Tiger bắn, khiến cho độ nổ đạn ít hơn, tạo điều kiện cho bộ binh tiếp cận xe tăng nhưng dù sao pháo 75 mm của Panther vẫn thực hiện nhiệm vụ khá tốt.

Panther có chi phí sản xuất rẻ hơn Tiger I và II nhưng đắt hơn Panzer-IV, nó được thiết kế ra nhằm thay thế Panzer-IV và cân bằng lại mặt trận với các đối thủ tăng Liên Xô. Ngay sau khi được thiết kế, Panther đã cho kết quả rất tốt trên chiến trường và không lâu sau đó được nhân rộng sản xuất nhiều hơn cả Tiger nhưng không bằng Panzer IV. Panther chủ yếu hơn các tăng Liên Xô ở chỗ bộ truyền lực, bộ truyền động bằng xích tạo điều kiện cho Panther có tỉ lệ sản xuất cao và ít tốn thời gian. Ngược lại, hệ thống động cơ với công suất cao và hệ thống treo phức tạp lại làm thời gian sản xuất chậm lại nhưng chúng vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình rất tốt; lớp giáp bọc khá dày và vũ khí cũng rất mạnh. Chính vì vậy Panther có hiệu quả rất nhiều hơn so với Tiger và Panzer-IV. Nhược điểm kĩ thuật duy nhất của nó là bộ phận truyền động bằng xích, mặc dù vấn đề này được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa bao giờ được sửa chữa.

Xe tăng Panther bắt đầu hoạt động chính thức vào năm 1943, khi Đức Quốc Xã cố gắng lấy lại thế cân bằng trên toàn mặt trận. Trong trận vòng cung Kursk, trước khi các vấn đề về bánh răng được sửa chữa, Panther được huy động không nhiều. Sau đó, trên các mặt trận phía Tây và phía Đông từ năm 1943 cho đến cuối cuộc chiến, Panther là một trong những loại tăng chính góp phần bảo vệ lãnh thổ của Đức Quốc Xã, nhưng những thành công của nó thường bị hạn chế do sự thiếu hụt về không quân, nhiên liệu và những kíp chiến đấu được rèn luyện kỹ. Tuy nhiên nó vẫn là một trong những loại xe tăng thành công nhất của người Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai với các ưu điểm về kĩ thuật và vũ khí. Phe Đồng Minh và Liên Xô đã phản ứng rất tích cực trước việc người Đức tung ra mẫu tăng này bằng cách thiết kế và đưa vào chiến tranh các loại xe tăng hạng nặng như IS-2 và M26 Pershing.

Vào tháng 4 năm 1942, Daimler-Benz (DB) và Maschinenfabrik Augsburg-Nürnberg AG (MAN) cùng trình một bản thiết kế tăng hạng trung có trọng lượng 35 tấn, được đặt tên kĩ thuật là VK30.02 lên Adolf Hitler đúng vào ngày sinh nhật ông ta. Mẫu thiết kế mới có tháp pháo-thân giống như tăng T-34, nhưng có sử dụng hệ thống treo bằng lò xo xoắn thay vì hệ thống ống xoắn như T-34. Bản thiết kế tháp pháo của DB nhỏ hơn của MAN và có vòng đai tháp pháo khá nhỏ, tuy nhiên bản thiết kế của DB làm cho phần thân tăng hơi hẹp khiến cho hệ thống treo lò xo bị rời ra ngoài thân tăng. Các bản thiết kế Panther đều sử dụng hệ thống lò xo treo phía trên hệ thống thanh xoắn, khi lắp hai hệ thống trên nhau thì phần thân tăng sẽ đỡ dài-rắc rối và khi thiết kế các hệ thống giảm xóc sẽ đơn giản hơn. Giống như T-34, bản thiết kế tăng Panther của DB có hệ thống đĩa xích hoạt động nhờ sự chuyển động của các tay đòn quay lực (vốn lấy các chuyển động từ xi-lanh). DB thiết kế Panther là tăng có tổ lái ba người: chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn; pháo L/70 75 mm dài và nặng hơn pháo chính của T-34, tuy nhiên việc lắp pháo chính vào tháp pháo là hơi khó vì không đủ chỗ trống. Đã có dự án giảm kíp chiến đấu của Panther từ ba người xuống còn hai người.
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Panther_Tank%2C_Bovington

Bản thiết kế của MAN lại thể hiện nhiều ý tưởng táo bạo của người Đức như đĩa xích và hệ thống truyền lực được đặt ra phía trước nối với động cơ qua các thanh đòn, tháp pháo được thay thế, sử dụng nhiên liệu dầu-xăng để hoạt động, hệ thống treo gồm tám thanh xoắn được gắn hai bên trục tăng. Vì hệ thống treo tám thanh xoắn và trục lái đều hoạt động phía dưới ngăn tháp pháo nên thân tăng MAN to và dài hơn thân tăng DB. Trước đó một vài tháng, Henschel thiết kế Tiger I và sử dụng hệ thống “slack-track” (tạm dịch:hệ thống bánh xích nới lỏng) Christie và bánh gối được thiết kế rộng-to hơn. Toàn bộ các chi tiết này được lắp vào tăng Panther. So sánh hai bản thiết kế có thể thấy bản thiết kế của MAN ít có sự sao chép trực tiếp từ T-34 hơn và có nhiều sự tương đồng với các kiểu xe tăng trước đó của Đức.

Cả hai bản thiết kế đều được xem xét từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 3 năm 1942. Bộ trưởng Chiến tranh Todt và người kế nhiệm ông ta là Albert Speer đều giới thiệu bản thiết kế của DB cho Hitler. Về sau, MAN cải tiến bản thiết kế của họ, học tập một số điểm từ DB, và tiếp tục trình lên Hitler vào tháng 5 năm 1942. Ông ta xem qua bản thiết kế này một đêm và quyết định chọn MAN là hãng sản xuất chính cho Panther. Một trong những lí do chính khiến cho Hitler chọn MAN đó chính là hãng này sử dụng tháp pháo có sẵn của Rheinmetall-Borsig trong khi DB lại yêu cầu phải thiết kế một tháp pháo mới, khiến cho vấn đề thời gian và công đoạn sản xuất bị kéo dài hơn so với dự kiến.

Chi phí
Một vài nguồn tin của Đồng Minh đã cho rằng chi phí của xe tăng Panther là 117.100 RM, so với 82.500 RM của StuG-III, 96.163 RM của Panzer III, 103.462 RM của Panzer IV và 250.800 RM của Tiger I. Các số liệu chi phí trên không kể giá thành vũ khí và bộ điện đàm. Theo như giá thời đó, Panther là loại xe tăng có giá thành rẻ và hiệu quả nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên đây mới chỉ là giá của các phiên bản đầu, về sau Panther được cải tiến lại khiến cho chi phí có tăng lên chút ít. Nhưng nó vẫn còn rẻ hơn so với rất nhiều loại xe tăng hạng nặng khác của Đức thời bấy giờ, một thí dụ điển hình nhất chính là bản báo cáo sản xuất Tiger-I các năm 1942-1943 tốn hơn 800.000 RM. Việc sản xuất được bắt đầu từ năm 1942-1944 bởi Albert Speer. Tuy nhiên, tổng chi phí sản xuất Panther vẫn còn khá đắt so với đa số loại xe tăng của Đồng Minh và Liên Xô. Có tổng cộng hơn 6.000 chiếc Panther được sản xuất đến cuối cuộc chiến.

Cấu tạo
So với bản thiết kế, xe tăng Panther nặng hơn 10 tấn (45 tấn so với 35 tấn). Hitler đã có lệnh xem xét tăng giáp trước và đĩa trước từ 60 lên 80 mm. Giáp trước của tháp pháo được tăng lên thêm 20 mm (80 mm lên 100 mm).

Panther tham gia chiến tranh ngay khi vừa được thiết kế xong nên số lỗi kĩ thuật còn nhiều (nhất là các vấn đề về bánh răng) và chưa được khắc phục. Về sau vấn đề này có thể đã được sửa chữa nhưng không dứt điểm. Panther tỏ ra là một chiếc xe tăng với sức chiến đấu tốt và mạnh. Nhưng dù sao, một số lỗi lớn của nó như bộ truyền động bằng xích và hệ thống lái, hai vấn đề này không bao giờ được giải quyết hoàn toàn trong suốt quá trình sản xuất.
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Pz5g0145

Kíp chiến đấu của Panther gồm 5 người: lái tăng, điện đàm (kiêm luôn xạ thủ súng máy), pháo thủ, nạp đạn và chỉ huy.
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Bundesarchiv_Bild_101I-244-2323-06A%2C_Ostfront-S%C3%BCd%2C_Panzersoldaten

Chiều dài
Bao gồm pháo chính: 8,66 m.
Không tính pháo chính(chỉ tính thân): 6,87 m.
Chiều rộng
Thân: 3,27 m.
Tính thêm lớp đĩa riềm: 3,42 m.
Chiều cao: 2,99 m.
Trọng lượng chiến đấu (3 dòng chính):
Ausf.D: 43 tấn.
Ausf.A: 45,5 tấn.
Ausf.G: 44,8 tấn (46,58 tấn nếu như lắp thêm bánh sắt).

Tốc độ

Tốc độ di chuyển trên đường: 55 km/h khi hoạt động động cơ ở mức 3.000 vòng/phút (46 km/h khi hoạt động động cơ ở mức 2.500 vòng/phút).
Tầm hoạt động: 200 km.

Độ vượt chướng ngại vật

Chướng ngại vật đặt dọc: 0,9 m.
Hầm-rãnh: 1,9 m.
Chướng ngại vật đặt trước: 1,7 m.

Hệ thống treo và xích

Kiểu: hệ thống thanh xoắn đôi.
Thiết bị giảm rung: tay đòn di động 2 và 7 ở mỗi bên.
Kiểu xích: xích đôi Kgs 64/660/150 hướng giữa.
Chiều rộng của xích: 660 mm.
Chiều dài vùng tiếp xúc: 3,92 m.
Số mắt xích: 86.
Áp lực đất: 0,88 kg/cm².

Động cơ và hệ truyền động

Động cơ: Maybach HL 230 P30 V-12 (cơ cấu hoạt động: 4 kì, hệ thống đốt trong).
Dung tích: 23.095 l.
Hệ số nén: 6.8:1.
Nhiên liệu: gas, 74 C8H18.
Công suất: 700 PS khi đạt 3.000 vòng/phút, 600 PS khi đạt 2.500 vòng/phút.
Mức tiêu thụ nhiên liệu: 3,5 l/km.
Dung lượng nhiên liệu: 720 l.
Bộ truyền động: ZF AK 7-200 (hoạt động dựa trên cơ cấu đồng tốc).
Hộp tốc độ: 7 số tiến và 1 số lùi.
Hệ thống lái: bộ tiến hợp có phanh 1 vòng bánh kính do MAN sản xuất.
Bộ tiến hợp chính: Fichtel & Sachs LAG 3/70H.
Tỉ số lái: 1:1.5.

Vũ khí

Pháo chính: 7.5 cm Kwk 42 L/70.
Cơ chế khóa nòng: bán tự động.
Góc quay ngang: 360 độ-24 độ/giây.
Góc nâng: +18°/-8°.
Lượng đạn pháo chứa được: 79; Ausf. G: 82.
Thiết bị ngắm chính: Leitz TZF 12; Ausf. A và G: TZF 12a.
Độ phóng đại: 2.5×/5×.
Tầm nhìn: 28°/14°.
Thiết bị điện đàm:
Máy nhận/truyền Fu 5.
Máy nhận Fu 2.

Lớp thiết giáp

Mặt trước của thân, phần dưới: 60 mm tại một góc 35 độ; phần trên: 80 mm tại một góc 35 độ.
Phần bên của thân (mặt bên), phần dưới: 40 mm tại một góc 90 độ; phần trên: 40 mm tại một góc 50 độ; Ausf.G: dày 50 mm tại một góc 60 độ.
Phần sau của thân: dày 40 mm tại một góc 60 độ.
Phần trước của tháp pháo: dày 80 mm tại một góc 78 độ; Ausf.A: dày 110 mm tại một góc 78 độ; Ausf.G: dày 100 mm tại một góc 80 độ.
Mặt bên của tháp pháo: dày 45 mm tại một góc 65 độ.
Phần sau của tháp pháo: dày 45 mm tại một góc 65 độ.
Phần đỉnh của tháp pháo: dày 15 mm tại một góc 5 độ; Ausf.G: dày 30 mm tại một góc 5 độ.
Phần khiên đỡ của pháo chính: dày 120 mm.
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh 1panther_yb_Giovanni_Paulli

Các thiết kế sau này dựa trên nền của Panther Tank ban đầu
Panther II
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Panther_II.Fort_Knox
Việc thiết kế ra bản II chủ yếu xuất phát từ việc Hitler nghi ngờ độ hiệu quả của Panther (vì lớp giáp sườn của nó quá mỏng và yếu). Thật ra thì việc nghiên cứu thay thế giáp sườn đã diễn ra từ năm 1942. Sau đó, Hitler tổ chức bàn luận về việc này vào tháng 1 năm 1943, từ đó nảy sinh một phiên bản mới mà về sau có tên là Panther 2 (sau tháng 4 năm 1943). Trong bản thiết kế, phần đĩa trước được tăng lên 100 mm, giáp sườn được tăng lên 60 mm và giáp phần đỉnh tháp pháo được tăng lên 30 mm. Và Panther II được đưa vào sản xuất từ tháng 9 năm 1943.

Tại một cuộc họp vào ngày 10 tháng 2 năm 1943, Bộ Chiến tranh Đế chế (Reichskriegsministerium) đã bàn về việc thay thế bánh khía và bánh dẫn chính ở phần cuối. Một cuộc họp mặt khác 7 ngày sau đó đã bàn tiếp về việc trao đổi các bộ phận giữa Panther II và Tiger II, như bộ truyền động, bánh xích cốt thép và cấu truyền động. Cũng trong tháng 2, cuộc họp lần thứ 3 bàn về việc thay thế các bộ phận khác ví như pháo 88 mm L/71 KwK 43. Tháng 3 năm 1943, MAN thông báo là họ sẽ hoàn thành mẫu đầu tiên vào tháng 8 cùng năm. MAN đang rất cân nhắc xem nên chọn loại động cơ nào, cuối cùng đã quyết định chọn động cơ Maybach HL 234 (hệ thống nạp-xả, phun nhiên liệu mới, đạt 900 hp khi hoạt động 8 máy truyền động thủy lực).

Việc thiết kế ra bản Panther II đã được Bộ Chiến tranh và đặc biệt là Hitler quan tâm đến khi bản I bắt đầu tham chiến tại các mặt trận. Nhưng việc thiết kế cũng như nghiên cứu Panther II bị đình trệ từ tháng 5-6 năm 1943 là do phải sản xuất bản Panther I. Hiện chưa rõ tại sao lại dừng việc thiết kế Panther II, nhiều người nghĩ đó là do sức ép từ việc thời gian cấp bách và Bộ Chiến tranh không có thời gian để nghiên cứu cũng như thiết kế thêm, riêng quân Đồng Minh cho rằng việc thiết kế Panther II sẽ làm chậm lại quá trình sản xuất Panther I.

Quân Mỹ đã chiếm được một mẫu khung hoàn chỉnh được cho là của Panther II, hiện tại nó đang được trưng bày tại bảo tàng Patton, Fort Knox.

Panther Ausf. F
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Munster_Panther_Ausf_F_Schmalturm_1%28dark1%29
Sau khi dự án thiết kế Panther II bị hủy bỏ, một dự án cải tiến khác được xúc tiến, chủ yếu là thay thế phần tháp pháo. Việc sản xuất được dự trù bắt đầu vào khoảng tháng 2/1944[116], nhưng việc Đức Quốc Xã thua trận đã đặt một dấu chấm hết cho dự án.

Dự án đầu tiên có tính cải tiến tháp pháo được thực hiện vào ngày 7 tháng 11 năm 1943, lắp ráp một tấm khiên đỡ pháo ở đằng sau dày 120 mm và bao thêm một phần đĩa trước. Một bản thiết kế khác được vẽ bởi Rheinmettall vào ngày 1 tháng 3 năm 1944, giảm chiều rộng và thêm một tấm khiên, phiên bản này chính là biến thể Turm-Panther (Schmale Blende)

Một vài bản thí nghiệm với tên gọi "Schmalturm" được sản xuất vào năm 1944 với pháo chính sửa chữa từ phiên bản pháo 75 mm KwK 42 L/70-về sau được đặt tên lại thành pháo KwK 44/1. Một vài chiếc trong số chúng bị quân Đồng Minh bắt và di chuyển về nước họ. Hiện tại còn một chiếc trưng bày tại bảo tàng tăng-thiết giáp Bovington.

Schmalturm có giáp mặt trước của tháp pháo dày 120 mm xiên 20 độ; giáp mặt bên dày được tăng từ 45 mm lên 60 mm, phần đỉnh được gia cố từ 16 mm lên 40 mm. Một tấm khiên thiết kế theo kiểu vòng đai được bọc vào tháp pháo tương tự như tăng Tiger-II. Mặc dù thêm giáp như vậy nhưng trọng lượng xe tăng không những không thay đổi mà còn giảm đi, điều này rất lợi so với tháp pháo cũ.

Phiên bản Panther Ausf F được trang bị tháp pháo Schmalturm nhằm tăng độ trượt đạn của giáp và thêm một phần giáp dày nữa vào đỉnh tháp pháo phần trên. Tháp pháo Schmalturm được thiết kế để trang bị máy định tầm lập thể và có khối lượng nhẹ hơn tháp pháo cũ. Một số lượng chưa rõ thân của Ausf.F được sản xuất tại các nhà máy của Daimler-Benz và Ruhrstahl-Hattingen; dù sao thì không có bằng chứng nào cho thấy đã từng có chiếc Ausf.F hoàn chỉnh nào được xuất xưởng trước khi kết thúc chiến tranh.

Việc thiết kế tháp pháo Schmalturm và pháo đời mới 88mm KwK 43 L/71 được áp dụng và đưa vào sản xuất từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1945. Có thể các loại tăng Đức sau đó sẽ được thiết kế theo kiểu này, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra vì Đức đã thua trận và phân chia.

E-50
Dòng tăng E bao gồm E-25, E-50, E-75, E-100 (đánh số theo thứ tự), trong đó Panther gồm dòng E-50. E-50 có thiết kế hệ thống dây cót nhằm thay thế hệ thống thanh xoắn đôi. Tháp pháo Schmalturm và pháo 88 mm L/71 cũng được dùng ở phiên bản này.
Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh E50_panther_ii-44183

Các mẫu pháo tự hành và tăng thiết kế dựa trên khung tăng Panther
Jagdpanther: phiên bản pháo tự hành chống tăng hạng trung sử dụng pháo 88 mm L/71.
Befehlspanzer Panther: tăng chỉ huy với bộ điện đàm được nâng cấp.
Beobachtungspanzer Panther: tăng quan sát để hỗ trợ pháo tầm xa, lắp pháo giả, được trang bị 2 khẩu MG-34.
Bergepanther: xe sửa chữa.
Flakpanzer Coelian: dự án pháo phòng không tự hành, dự định trang bị 2 khẩu pháo Flak 43 37 mm lắp trong tháp pháo được bọc giáp
Nguồn wikipedia.org & militaryimages.net
snowangel27
snowangel27
Trung úy

Tổng số bài viết : 194
Ngày nhập ngũ : 05/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Empty Re: Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh

Bài gửi by Scotty Tue Jun 07, 2011 9:18 pm

TK TK TK TK, từ trc tới nay em kết nhất con này đó bác Hô hô
Scotty
Scotty
Đại úy

Tổng số bài viết : 373
Ngày nhập ngũ : 28/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Empty Re: Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh

Bài gửi by Boo Tue Jun 07, 2011 11:13 pm

bài nào cậu này viết mình cũng phải vote vì chất lượng, cậu này nhanh chóng sẽ trở thành người có số điểm GOLD cao nhất forum mà xem !
Boo
Boo
Trung tá

Tổng số bài viết : 910
Ngày nhập ngũ : 25/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh Empty Re: Panther Tank-Nỗi khiếp sợ 1 thời của Hồng quân & Đồng minh

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết